Header Ads

Cấu tạo súng mỏ hàn TIG

Các trang thiết bị dùng trong phương pháp hàn TIG bao gồm: 

- Nguồn điện hàn: Hệ thống điều khiển khí bảo vệ, nước làm mát, dòng điện và điện áp hàn

- Mỏ hàn.
- Chai chứa khí trơ và van điều khiển lượng khí.

Trong bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn cấu tạo của mỏ hàn TIG và nguồn điện sử dụng trong hàn TIG.

1. Giới thiệu về mỏ hàn TIG và cấu tạo của mỏ hàn TIG

Trong phương pháp hàn TIG, mỏ hàn TIG có chức năng dẫn dòng điện và khí trơ vào vùng hàn. Bên trong thân mỏ hàn, điện cực Vonfram được giữ chắc chắn bằng các đai giữ và vít lắp bên trong. 

Các đai này phải có đường kính phù hợp với điện cực. khí bảo vệ được cung cấp vào vũng hàn qua mũ chụp khí. Trong chụp khí có ren được lắp vào đầu mỏ hàn để phân phối và hướng dòng khí bảo vệ vào vũng hàn. Mỏ hàn có các kích thước và hình dáng khác nhau tùy theo nhu cầu công việc cụ thể của người thợ hàn.


Theo cơ cấu làm mát, mỏ hàn TIG được phân thành hai loại: 

- Mỏ hàn được làm mát bằng khí, có cường độ dòng điện hàn tương ứng dưới 120A.
- Mỏ hàn được mát bằng nước, có cường độ dòng điện hàn tương ứng trên 120A.



- Cap: Chuôi hàn TIG chống thoát khí bảo vệ và cố định kim hàn.
- Collet: Kẹp kim cấu tạo bằng đồng, giúp giữ điện cực khớp theo cỡ khi văn chặt chuôi hàn sẽ cố định kẹp kim, giúp giữ chặt điện cực.
- Gas orifice: Đường dẫn khí cho phép thoát khí ra ngoài.
- Gas nozzle: Chụp khí giúp định hướng dòng khí lên vũng hàn thường là hai loại tùy theo cường độ hàn một loại cấu tạo bằng sứ cho việc hàn TIG cường độ nhỏ, một loại cấu tạo bằng đồng có làm mát bằng nước.
- Hoses: Các ống dẫn chất dẻo kết nối với tay cầm súng hàn cung cấp khí, nước, và chứa cáp điện cung cấp cho mỏ súng hàn.

2. Nguồn điện hàn trong kỹ thuật hàn TIG.

Nguồn điện hàn cung cấp dòng hàn một chiều hoặc xoay chiều, hoặc có thể là cả hai. Tùy ứng dụng hàn, có thể biến áp, chỉnh lưu hoặc máy phát điện hàn. Nguồn điện hàn cần có đường đặc tính ngoài dốc (giống như khi hàn hồ quang tay).

Để tăng độ ổn định hồ quang, điện áp lúc không tải được hiệu chỉnh ở mức 70 đến 80V. Thông thường, bộ phận điều khiển được bố trí chung với nguồn điện hàn và bao gồm bộ contactơ đóng ngắt dòng hàn, bộ gây hồ quang có tần số cao, bộ điều khiển tuần hoàn nước làm mát (nếu có) với hệ thống cánh tản nhiệt và quạt làm mát, bộ khống chế thành phần dòng một chiều (đối với máy hàn xoay chiều, một chiều). 


- Nguồn điện hàn xoay chiều: Thích hợp áp dụng cho hàn nhôm, magiê và hợp kim của chúng. Khi hàn, nửa chu kỳ dương (của điện cực) có tác dụng phá vỡ lớp màng oxit trên bề mặt và làm sạch bề mặt đó. Nửa chu kỳ âm sẽ nung kim loại cơ bản.

- Nguồn điện hàn một chiều: không gây ra vấn đề lẫn W vào trong mối hàn hay hiện tượng tự nắn dòng (như khi hàn nhôm bằng nguồn hàn xoay chiều). Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải lưu ý khi sử dụng nguồn hàn một chiều là hạn chế ở việc gây hồ quang và cho dòng hàn. 
Thông thường, máy một chiều đều sử dụng phương pháp nối thuận (nên 2/3 nhiệt lượng của hồ quang sẽ đi vào vật hàn. Trong nguồn hàn một chiều cực thuận, điện cực W tinh khiết ít được sử dụng như trường hợp máy xoay chiều vì khó gây hồ quang. Thay vào đó là điện cực W + 1.5 đến 2% ThO2 hoặc ZrO2 hoặc có thể là Oxit đất hiếm LaO.

Máy hàn MIG:Trong các máy hàn MIG hiện nay đều có thể hàn inox với các độ dày khác nhau có thể tiến hành trong môi trường khí hoạt tinh dây hàn cần phải có đủ lượng nguyên tố dùng để khử Oxy và các nguyên tố khác như Ti và A1.

Nguồn :https://vattumientay.com
Được tạo bởi Blogger.