Header Ads

Hệ thống cơ điện tòa nhà _ ATS

1. Thuyết minh.

  • Được sử dụng cho các loại hộ loại I và loại II, những nơi cần cung cấp điện liên tục như : bệnh viện, quân đội, cơ quan nhà nước, các khu công nghiệp.
  • Khi áp dụng phải xem xét đến chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật.
  • Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng cao thì ATS là không thể thiếu. Nhằm nâng cao chất lượng điện năng.
  • Đảm bảo cung cấp điện một cách liên tục, với thời gian chuyển mạch là bé nhất có thể.
  • Giảm tổn thất kinh tế, khi giảm thời gian ngưng điện trong ngành công nghiệp sản xuất liên tục.
  • Sơ đồ kết nối, lắp đặt đơn giản, Làm việc chắc chắn, độ tin cậy làm việc cao.
  • Tuy nhiên trong một số phụ tải đặt biệt (thông tin liên lạc, viễn thông) thì cần dùng các loại nguồn khác như UPS
 



Automatic Tranfer Swich
2.    ATS (Automatic Tranfer Swich):
a.    Nguyên lý: là thiết bị chuyển mạch tự động dùng ở những nơi cần cung cấp điện một cách liên tục cho tải, từ hai nguồn khác nhau.
•    ATS là hệ thống chuyển đổi phụ tải từ lưới điện chính (Main Utility) sang nguồn dự phòng dùng máy phát điện (Generator) khi mất điện trên lưới.
•    Khi lưới điện hoạt động ổn định bình thường trở lại, hệ thống ATS sẽ chuyển đổi phụ tải vận hành với lưới điện chính và sau đó cắt máy phát điện dự phòng.
•    Việc chuyển đổi có thể hoạt động theo chế độ tự động (Auto) hoặc điều khiển bằng tay ( Handy - Manual).
b.    Nhiệm Vụ Chính Của ATS:
- Khi có sự cố xảy ra (mất pha, thấp áp, quá áp, mất nguồn) trên nguồn điện lưới chính, ATS có nhiệm vụ :
+ Ngưng cung cấp nguồn lưới chính vào phụ tải.
+ Khởi động động cơ sơ cấp (máy nổ diesel).
+ Đóng nguồn điện cung cấp từ máy phát vào phụ tải.

-    Khi nguồn điện lưới có lại trong tình trạng ổn định, nhiệm vụ của ATS lúc đó là:
+ Ngắt nguồn cung cấp từ máy phát khỏi phụ tải.
+  Đóng lại nguồn điện lưới vào tải.
+ Tạo tín hiệu dừng động cơ sơ cấp (động cơ diesel) của máy phát; sau một thời gian tổ máy phát vận hành tại trạng thái không tải.
c)    Phân loại:
-    Theo nguồn chính và nguồn dự phòng:
•    ATS chuyển đổi hai nguồn: một nguồn chính và một nguồn dự phòng.
•    ATS chuyển đổi ba nguồn: hai nguồn chính và một nguồn dự phòng.
-    Theo khí cụ điện thì được phân loại như sau:
•    ATS dùng contactor.
•    ATS dùng ACB ( air circuit breaker ) máy cắt không khí.
d)    Mô Hình Hoạt Động:
-    TSE, TSN: Transfer Switch Emergency ( Normal ) hai công tắc chuyển mạch cơ khí của nguồn cung cấp bình thường và nguồn dự phòng.
-    Khi xảy ra sự cố thì khoảng thời gian chuyển mạch giữu TSE, TSN là phải bé nhất có thể, để đảm bảo cung cấp điện liên tục.
-    khi sự cố được khắc phục thì ATS có nhiệm vụ ngắt tải khỏi nguồn dự phòng, đóng tải vào nguồn chính.

3.    Lựa Chọn Tủ ATS: Theo tư vấn từ các hảng sản xuất ATS (ATS Mitsubishi hoặc Scheneider.v.v.).
•    Theo Công Suất Trạm Biến Áp cho tòa nhà.
•    Theo Công Suất Máy Phát Điện nếu chỉ ưu tiên các tải quan trọng cần cung cấp duy trì liên tục.
•    Theo Vị trí lắp đặt, nơi lắp đặt (nhiệt độ cao hay gần môi trường bụi hoặc gần biển.v.v.).
•    Theo hệ thống điều khiển tự động tiếp nhận thông tin đóng cắt điện. mạch điện từ thông thường, mạch điện tử hay các hệ thống điều khiển khác (chẳng hạn như PLC).
Được tạo bởi Blogger.